Tin sáng 16-11: Chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân về Luật đất đai sửa đổi; Hội nghị kết nối cung cầu

XEM CHI TIẾT

XEM CHI TIẾT

Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu gỗ hợp pháp và bền vững. Trong ảnh: sản xuất đồ gỗ nội thất tại một công ty gỗ tại Bình Dương – Ảnh: HỒNG VÂN

XEM CHI TIẾT

Hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào mạng phân phối nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phê duyệt đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”, nhằm mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng, sản xuất, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài.

XEM CHI TIẾT

Xây dựng hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam với các mạng phân phối nước ngoài trên các kênh xuất khẩu truyền thống, thương mại điện tử, hướng tới mô hình sản xuất – xuất khẩu – phân phối ổn định bền vững. Từ đó làm thay đổi tư duy sản xuất, tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững.

Với quyết định này, sẽ hỗ trợ thông tin thị trường cho 20.000 lượt doanh nghiệp, đào tạo tư vấn cho 15.000 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cung ứng để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. 

Hỗ trợ 5.000 lượt doanh nghiệp có năng lực thương mại điện tử xuyên biên giới, tổ chức 10.000 lượt kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài và trên 10.000 sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài.

Giải pháp tập trung là hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài, từng bước thích nghi chuyển đổi sản xuất đáp ứng tiêu dùng bền vững, nâng cao năng lực thương mại điện tử, phát triển thương hiệu… 

Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ này sẽ từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được bố trí hằng năm và phê duyệt.

Chuẩn bị lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật đất đai (sửa đổi)

  • Dự thảo Luật đất đai: Cần lời giải cho bài toán khó

  • Phó thủ tướng Lê Văn Thành trình Quốc hội dự án Luật đất đai sửa đổi

  • Góp ý sửa Luật đất đai: Dọn đường để khai thác quỹ đất hai bên dự án giao thông

Chính phủ đã ban hành nghị quyết 150 về việc ban hành kế hoạch hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), trình Chính phủ trước ngày 25-11 và gửi thường trực Ủy ban Kinh tế trước ngày 1-12.

Trong tháng 11-2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật.

Tháng 12-2022 đến tháng 1-2023, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải dự thảo luật để lấy ý kiến công khai.

Tháng 1 đến tháng 2-2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến nhân dân về dự án luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến đóng góp của người dân với dự thảo luật trình Chính phủ trước ngày 10-3-2023. Gửi thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trước ngày 1-4-2023.

TP.HCM họp về cách tính tiền thuê nhà cho người dân di dời từ các chung cư cũ 

Sở Xây dựng TP.HCM sẽ họp giải quyết vướng mắc trong việc tính tiền thuê nhà bố trí tạm cư đối với các hộ dân thuộc diện phải di dời khẩn cấp tại các chung cư hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ. 

Chung cư cũ 155-157 Bùi Viện (quận 1) là một trong những chung cư cấp D cần giải tỏa di dời – Ảnh: LÊ PHAN

Theo thống kê, trên địa bàn TP.HCM có 15 chung cư cũ cấp D (hư hỏng, xuống cấp, có nguy có sụp đổ) cần phải di dời dân để xây dựng lại. 

Nhưng đến nay, mới chỉ có sáu chung cư cấp D di dời dân xong. Số chung cư còn lại gặp phải vướng mắc trong việc vận động dân di dời, phương án đền bù, bố trí tái định cư. 

Ngoài ra, một vấn đề nan giải nữa của các chung cư cũ trên địa bàn TP.HCM là không mời gọi được nhà đầu tư mặc dù các chung cư này đều ở những vị trí “đất vàng”. 

Nguyên nhân được các nhà đầu tư cảm thấy “khó nhằn” chính là mật độ dân số ở các chung cư này quá lớn nên cần nhiều căn hộ để tái định cư tại chỗ, trong khi chung cư mới xây phải tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch. 

Mặc dù chỉ tiêu quy hoạch của các dự án này được tăng gấp rưỡi so với dự án bình thường nhưng cũng không hấp dẫn được các chủ đầu tư bởi lợi nhuận không nhiều và rủi ro lớn.

Hơn 500 gian hàng đặc sản, thực phẩm… tại hội nghị kết nối cung cầu

Theo Sở Công Thương TP.HCM, chương trình “Kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2022” sẽ diễn ra từ ngày 17-11 đến 20-11 tại Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ (số 1 Lữ Gia, phường 15, quận 11).

Hàng loạt sản phẩm đặc trưng, đặc sản của nhiều tỉnh thành sẽ được trưng bày, giới thiệu tại chương trình – Ảnh: N.TRÍ

  • Hàng trăm nhà sản xuất Trung Quốc muốn kết nối lại chuỗi cung ứng với Việt Nam

  • Kết nối cung cầu để không còn nông sản ùn tắc

  • Kết nối cung cầu: Nhiều doanh nghiệp ‘về sớm’ vì hết hàng

Chương trình năm nay sẽ có hàng loạt nội dung chính như Hội nghị kết nối cung cầu; Hội nghị đối thoại doanh nghiệp thương mại điện tử thành phố; Hội thảo giới thiệu phương thức tham gia sàn thương mại điện tử; Khai mạc tuần lễ bán hàng, giới thiệu đặc sản, sản phẩm đặc sắc Đồng Tháp, An Giang… 

Đặc biệt, chương trình tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đặc sắc, đặc sản của các địa phương với quy mô dự kiến hơn 500 gian hàng; thời gian diễn ra từ 9h – 22h hằng ngày, kéo dài từ ngày 17 đến 20-11.

Theo ban tổ chức, kết nối cung cầu là sự kiện mang tính thường niên, có quy mô lớn của TP nên thu hút sự tham gia của đông đảo đơn vị đến từ nhiều tỉnh thành, tạo điều kiện cho các đơn vị cung ứng và bán lẻ kết nối, từ đó giúp gia tăng nguồn cung cho TP.HCM, và hàng hóa sản xuất ở các tỉnh có thêm đầu ra ổn định.

580 ca COVID-19 mới, không có ca tử vong

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.509.473 ca COVID-19, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.312 ca nhiễm).

Xét nghiệm COVID-19 – Ảnh: NAM TRẦN

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 153 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.606.156 ca. Số bệnh nhân đang thở oxy là 67 ca. Ngày 14-11 ghi nhận 0 ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.166 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Trong ngày 14-11 có 52.366 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 262.719.806 liều.

Tin sáng 15-11: Hoàn thành sắp xếp bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ trong tháng 11-2022

TTO – Hôm nay bế mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV; Thanh toán không tiền mặt qua mã QR tăng mạnh; TP.HCM họp về đền bù cho các hộ dân bị giải tỏa trắng khi làm vành đai 3… là những tin tức đáng chú ý sáng nay.

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bài viết cùng chủ đề: