Shark Thủy lên tiếng sau khi các trung tâm Anh ngữ bị giáo viên tố nợ lương, phụ huynh đòi tiền

XEM CHI TIẾT

XEM CHI TIẾT

Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders (TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị phụ huynh đòi lại học phí – Ảnh: A LỘC

XEM CHI TIẾT

Ông Nguyễn Ngọc Thủy vừa gửi công văn giải trình đến Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) về các thông tin liên quan đến Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax English) xuất hiện trên báo chí trong thời gian gần đây. Nội dung giải trình của ông Thủy được HoSE công bố vào chiều tối nay 15-11.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, những ngày qua nhiều phụ huynh đến Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders (Đồng Nai) để đòi lại học phí do đơn vị này vi phạm cam kết chất lượng, đồng thời nợ lương giáo viên. Tình trạng nợ lương giáo viên và nhân viên cũng bị phản ánh ở nhiều tỉnh thành khác thuộc hệ thống này. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh phản ánh Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bất ngờ “bốc hơi”, ôm theo học phí của hàng trăm học sinh. 

Giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán, ông Thủy cho biết Apax English là công ty con của Apax Holdings, với tỉ lệ sở hữu 66,36%. Một số thông tin báo chí nêu liên quan công ty con này đã được Apax Holdings tiến hành rà soát, kiểm tra và xác minh. 

XEM CHI TIẾT

Kết quả kiểm tra cho thấy: “Những vấn đề được báo chí đưa ra đang là những tồn tại của Apax English và lãnh đạo của Apax English cũng đã và đang phối hợp với Apax Holdings để có những phương án xử lý phù hợp”.

Ông Thủy cũng khẳng định các thông tin của Apax English xuất hiện trên báo chí “không có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình quản trị của Apax Holdings”, vì Apax Holdings là công ty mẹ và hoạt động độc lập.

“Trải qua hai năm dịch COVID-19 vô cùng khó khăn, sự việc xảy ra đã có trong dự phòng hoạt động đầu tư kinh doanh của phía công ty”, ông Thủy chia sẻ.

Ngoài ra, Shark Thủy cũng cho biết hiện tại Apax Holdings đang sở hữu hai công ty con khác là Công ty cổ phần phát triển Igarten và Công ty cổ phần Trường liên cấp Firbank Australia đang hoạt động tốt, phát triển tốt.

Apax Holding: Nợ phải trả gấp đôi vốn tự có

Về sức khỏe kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 vừa được công bố, lũy kế ba quý đầu năm 2022 Apax Holdings ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.040 tỉ đồng, sụt giảm gần 25% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi giá vốn và các chi phí, doanh nghiệp chỉ còn giữ lại khoản lãi ròng sau thuế xấp xỉ 24 tỉ đồng, dù vậy kết quả này vẫn cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước – khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh.

Dựa vào báo cáo tài chính cũng có thể thấy tính đến cuối quý 3 năm nay doanh nghiệp đang gánh khoản nợ ngắn hạn phải trả người lao động hơn 55,8 tỉ đồng, tăng hơn 330 triệu đồng so với hồi đầu năm.

Tổng khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đang nằm mức trên 3.190 tỉ đồng, nhiều hơn gấp đôi so với vốn chủ sở hữu (xấp xỉ 1.618 tỉ đồng). Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có vốn chủ sở hữu khá mỏng, hoạt động kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tiền vay nợ.

Tính đến cuối quý 3 năm nay, khối tài sản của Apax Holdings đạt mốc 4.808 tỉ đồng, tăng 4% so với hồi đầu năm.

Trong lúc thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn, khép lại phiên giao dịch hôm nay mã IBC của Apax Holding tạm thời giảm xuống giá sàn 16.950 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 25% trong vòng một năm nay.

Chứng khoán lao dốc tiếp, xuống đáy sau hai năm

TTO – Tiếp nối đà giảm phiên trước, hôm nay 15-11, thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index lùi về gần mốc 900 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại vẫn kiên trì mua ròng, đối lập xu hướng bán tháo của nhà đầu tư trong nước.

XEM CHI TIẾT
XEM CHI TIẾT

Bài viết cùng chủ đề: